Lao động ngành may có nguy cơ mất việc vì máy móc và công nghệ
1666 views

Ngành thời trang “ăn liền”, một trong những ngành sản xuất tận dụng triệt để lợi thế chi phí nhân công nhằm rút ngắn thời gian sản xuất đã hoành hành trên thị trường thế giới suốt 20 năm qua với những cái tên khá nổi tiếng như H&M, Zara…

Tuy nhiên, giờ đây chính những công ty thời trang “ăn liền” này đang chuyển hướng sang công nghệ khi họ nhận ra lợi thế lao động giá rẻ chẳng thể tồn tại lâu nữa.

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ cũng như các ký thuật tiên tiến, việc các nhà máy quyết định dịch chuyển từ tận dụng lao động giá rẻ sang tận dụng máy móc là điều dễ hiểu.

Gần đây, công nghệ sản xuất không dùng máy khâu (Non sewing hay Stichless Technology) đang được các nhà máy chú ý khi các nghiên cứu cho thấy kỹ thuật này có thể giảm 25-35% thời gian vận hành cũng như giảm nhân công.

Riêng tại Việt Nam, ngành thời trang mới chỉ đầu tư vào công nghệ tự động cắt may từ năm 2015. Theo đó mỗi máy cắt may tự động có thể thay thế được khoảng 15 công nhân và doanh nghiệp có thể thu hồi chi phí đầu tư trong vòng 18 tháng kể từ ngày mua máy.

Một nghiên cứu được thực hiện năm 2016 tại Mỹ cho thấy nếu thay 3 công nhân làm máy khâu bằng một chiếc máy tự động, công ty có thể tiết kiện được 180.000 USD trong vòng 5 năm. Không những thế, công nghệ tự động hóa đang ngày một rẻ hơn khiến chi phí sử dụng máy khâu tự động sẽ rẻ hơn gấp 4 lần so với lao động thủ công vào năm 2020.

Với yếu tố này, nhiều khả năng trong tương lai ngành dệt may, da giày sẽ dần dần được công nghệ hóa và vai trò của con người cũng sẽ dần không còn được coi trọng như trước. Hệ quả này sẽ dẫn tới việc người lao động ngành may bị thất nghiệp là một điều tất yếu.

: SXMB | xo so mien bac hom nay | lich thi dau bong da hom nay | lich thi dau bong da ngoai hang anh | ket qua bong da| xo so mien bac | lịch âm | xem tuổi vợ chồng theo ngày tháng năm sinh | XSMB thu 4