Nên xem xét đặc thù đừng ngành nghề trước khi đưa ra mức lương tối thiểu
1787 views

NÊN XEM XÉT ĐẶC THÙ NGÀNH NTrao đổi với DĐDN, ông Vũ Đức Giang – Chủ tịch Hiệp hội Dệt may VN cũng khẳng định việc tăng lương tối thiểu (LTT) theo ngành nghề, đặc biệt những ngành sử dụng nhiều lao động như dệt may cần phải được xem xét một cách thấu đáo.

Mặc dù, Hội đồng tiền lương quốc gia cho rằng, mức tăng LTT 7,3% được thống nhất cao nhất từ trước tới nay. Tuy nhiên, theo thông tin từ Hiệp hội Dệt may, nhiều DN lớn đã dừng ý định mở rộng: TCty May 10, May Hưng Yên, May Thái Nguyên, May Việt Tiến… đã đồng loạt bày tỏ ý định dừng mở rộng đầu tư. Theo các DN, họ không thể có lãi với chi phí nhân công ngày càng tăng cao như hiện nay.

Theo báo cáo của Cty CP May Sông Hồng Nam định các khoản trích nộp bảo hiểm, kinh phí công đoàn, bù lương (không kể tiền lương) năm 2016 đã là 157 tỷ đồng (trong khi năm 2014 mới là 104 tỷ đồng). Nếu năm 2017 tăng lương tối thiểu lên 7,3% Cty phải nộp 168,5 tỷ đồng, tăng 11,5 tỷ đồng so với 2015. Còn TCty May 10 cũng tính toanán, năm 2017 nếu tăng lương tối thiểu 7,3%, TCty sẽ phải nộp thêm 13,2 tỷ đồng (trong đó BHXH tăng 10,2 tỷ đồng, kinh phí công đoàn tăng 413 triệu đồng, bù lương cho NLĐ tăng 2,62 tỷ đồng)…

Thực tế, hầu hết các DN trong ngành dệt may trong những năm qua đã trả lương cao hơn nhiều so với LTT vùng Nhà nước quy định. Tuy nhiên, khi cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các nước XK dệt may, giữa DN dệt may trong nước và DN FDI làm cho giá XK sản phẩm dệt may giảm. Mọi cố gắng để nâng cao năng suất lao động, tiết giảm chi phí… không đủ bù đắp cho “giá bán thì giảm – chi phí thì tăng”, trong đó có việc do tăng LTT vùng, tăng chi phí về vận tải, hải quan, điện, nước… Đối với DN, tăng lương tối thiểu chỉ tính 2 năm 2015 và 2016, chi phí nhân công tăng lên khoảng 15-20%/năm, đồng nghĩa với giảm lợi nhuận tương ứng. Rất nhiều DN đã bắt đầu phải điều chỉnh giảm phần lương mềm của NLĐ để bù vào các khoản trích nộp bảo hiểm và phí công đoàn tăng theo lương tối thiểu. Như vậy đối với nhiều DN lớn và mạnh của ngành, lợi nhuận giảm đi và thu nhập của NLĐ cũng giảm đi, chỉ có các khoản trích nộp bảo hiểm và phí công đoàn là tăng lên.

Hiệp hội dệt may đề nghị, Chính phủ nghiên cứu quy định LTT theo ngành (đối với các ngành giải quyết nhiều lao động có quy định riêng). Trường hợp Chính phủ quyết định tăng lương 7,3% theo đề xuất của Hội đồng tiền lương quốc gia, Hiệp hội Dệt may cho rằng, Chính phủ cần sửa đổi Nghị định 49/2013/NĐ-CP, không dùng tiền lương tối thiểu làm căn cứ xây dựng mức lương khởi điểm trong hệ thống thang, bảng lương, vì như vậy sẽ làm tăng nền đóng bảo hiểm, kinh phí công đoàn. DN có trách nhiệm trả lương cho NLĐ không thấp hơn LTT Nhà nước quy định, nhưng cũng có quyền lựa chọn kết cấu tiền lương phù hợp để khuyến khích NLĐ, kể cả lao động làm công việc giản đơn nhất để nâng cao năng suất và hiệu quả công việc.

: SXMB | xo so mien bac hom nay | lich thi dau bong da hom nay | lich thi dau bong da ngoai hang anh | ket qua bong da| xo so mien bac | lịch âm | xem tuổi vợ chồng theo ngày tháng năm sinh | XSMB thu 4